Cấu trúc vị ngữ trong tiếng Anh
Các bộ phận cơ bản cấu tạo nên một câu tuy chỉ chiếm 3% trong các bài thi hay câu hỏi kiếm tra năng lực Anh ngữ; Tuy nhiên, phần kiến thức này sẽ giúp các bạn tạo một tiền đề cũng như một nền tảng khá vững chắc để nắm vững tất cả những chủ điểm ngữ pháp khác.
Cũng như trong tiếng Việt, các thành phần cơ bản cấu tạo nên một câu bao gồm: chủ ngữ và vị ngữ.
Trong bài viết ngày hôm nay, VOCA sẽ giúp các bạn đi sâu tìm hiểu cụ thể về chủ ngữ cũng như “tất tần tật” các dạng vị ngữ trong tiếng Anh nhé!
Cấu trúc vị ngữ trong tiếng Anh
I. Định nghĩa
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu và mệnh đề (chủ ngữ và vị ngữ). Vị ngữ thường là thành phần chứa động từ (hoặc cụm động từ) và là một nhóm những từ đứng phía sau và hoàn thành ý nghĩa của một câu hay mệnh đề.
Ví dụ:
o I always walk to school. (Tôi luôn đi bộ đến trường.)
o Susan is a doctor. (Susan là một bác sĩ.)
II. Phân loại
1. Vị ngữ là cụm động từ thường
Cụm động từ thường có hai thành phần chính yếu: động từ chính và tân ngữ (nếu có). Động từ chính là hành động được chủ ngữ thực hiện. Tân ngữ chính là người hay vật chịu tác động của hành động.
Cụm động từ trong vị ngữ tiếng Anh có thể có hoặc không có tân ngữ, tùy vào động từ chính là nội hay ngoại động từ.
a) Động từ không có tân ngữ
Như đã đề cập ở trên, những động từ là nội động từ vẫn có thể đóng vai trò vị ngữ trong câu mà không cần sự bổ trợ của tân ngữ.
Một số nội động từ được nói đến là: cry (khóc), fall (té), set (mọc), laugh (cười), run (chạy), …
Ví dụ:
o I laughed. (Tôi cười tươi.)
o The sun sets. (Mặt trời mọc.)
b) Động từ có tân ngữ
Động từ có tân ngữ là những ngoại động từ dùng để nói đến các hành động có tương tác với sự vật khác. Tân ngữ là đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ hoặc một động từ.
Các động từ thường cần đi kèm tân ngữ để đủ ý là: eat (ăn), watch (xem), drink (uống), see (nhìn), hug (ôm), do (làm)…
Tân ngữ đứng sau động từ có thể là những loại từ khác nhau, bao gồm: cụm danh từ, động từ, mệnh đề hay đại từ.
i. Tân ngữ là cụm danh từ
Tân ngữ đi sau động từ có thể là danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ:
o He ate a hamburger. (Anh ấy ăn một cái bánh mì kẹp thịt.)
o I watch TV. (Tôi xem TV.)
ii. Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb (to + động từ nguyên mẫu)
Ở tân ngữ dạng V-ing, thường thì động từ sẽ là các từ mang nghĩa cảm nhận như like (thích), dislike (không thích), hate (ghét), enjoy (thích/tận hưởng),… hoặc hành động liên quan đến tính tiếp diễn/lặp lại như practice (luyện tập), go (đi), stop (ngừng)…
Ví dụ:
o I enjoy playing tennis. (Tôi thích chơi bóng bàn.)
o It stopped raining. (Trời đã ngừng mưa.)
Ở tân ngữ dạng To + Verb, có nhiều động từ có thể đứng trước cụm từ này như begin, start, need,… và các động từ thể hiện thái độ với hành động như love, hate, like, want,…
Ví dụ:
o It started to rain. (Trời bắt đầu đổ mưa.)
o I want to go home. (Tôi muốn về nhà.)
iii. Tân ngữ là dạng that-clause (mệnh đề that)
Tân ngữ dạng that-clause sẽ dùng với động từ cần đi kèm với thông tin có thể diễn tả bằng mệnh đề. Mệnh đề sau that cũng bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.
Các động từ thường đi kèm tân ngữ cùng mệnh đề that bao gồm: think, say, believe,…
Ví dụ:
o She believes that love can change the world. (Cô ấy tin rằng tình yêu có thể thay đổi cả thể giới.)
o They think that he’ll win. (Họ nghĩ rằng anh ấy sẽ thắng.)
iv. Tân ngữ là đại từ
Khi đối tượng đã được nhắc đến hoặc xác định, ta có thể dùng đại từ tân ngữ. Đại từ tân ngữ là đại từ đứng sau động từ. Các đại từ tân ngữ là: him, her, me, you, it, them, us.
Ví dụ:
o What are you doing with those matches? Give them to me. (Con làm gì với mấy que diêm đó vậy? Đưa chúng cho mẹ đi.)
o The manager will be free soon. You can wait for her here. (Quản lý sẽ đến ngay.Bạn có thể đợi cô ấy ở đây.)
Cấu trúc cụm động từ trong tiếng Anh. Nguồn: Internet
2. Vị ngữ chứa trợ động từ
Trong tiếng Anh, thỉnh thoảng chúng ta sẽ phải dùng thêm một động từ khác để bổ sung ý nghĩa cho động từ, và chúng được gọi là trợ động từ. Trợ động từ xuất hiện trong vị ngữ là đặc điểm của nhiều cấu trúc ngữ pháp. Chẳng hạn như: hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn phủ định, động từ khiếm khuyết,…
Ví dụ:
o Her mother is living with her at the moment. (Hiện tại cô ấy đang sống cùng mẹ của mình.)
o They didn't go to Paris. (Họ không đến Paris.)
o He couldn't answer the question. (Anh ấy không thể trả lời câu hỏi.)
3. Các trường hợp đặc biệt
i. Động từ + cụm danh từ
Để nói chủ ngữ là ai đó hoặc cái gì đó, chúng ta dùng một số động từ như to be và become, và dùng công thức vị ngữ. Các động từ phổ biến của cấu trúc này đó là: to be (là), become (trở thành, trở nên).
Ví dụ:
o Susan is a doctor. (Susan là bác sĩ.)
o She became queen. (Bà ấy đã trở thành nữ hoàng.)
ii. Động từ + tính từ
Để nói chủ ngữ có tính chất gì đó, chúng ta dùng các động từ như to be, become, feel, look, sound, seem, … và dùng công thức vị ngữ.
Ví dụ:
o I feel bad about leaving you like this. (Tôi cảm thấy thật tệ nếu phải rời bỏ em như vậy.)
o You seem happy. (Trông bạn có vẻ rất vui.)
iii. Động từ + cụm giới từ
Để nói chủ ngữ ở đâu đó hay ở lúc nào đó, chúng ta dùng động từ to be và dùng công thức vị ngữ.
Ví dụ:
o I am at home. (Tôi đang ở nhà.)
o She is at Yale. (Cô ấy đang học tại trường Yale.)
Sau khi tìm hiểu về cấu trúc vị ngữ trong tiếng Anh, các bạn có tự tin nhìn và xác định ngay vị ngữ cũng như các thành phần chính trong câu không nào?
VOCA tin các bạn sẽ dễ dàng xác định được thôi, hãy cùng mình luyện tập thêm bạn nhé!
Rất vui được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục Anh ngữ!
From VOCA Team with heart,
VOCA Content Team
Thảo luận