Sự khác biệt giữa Natural English với phương pháp học tiếng Anh theo cách truyền thống
Natural English giúp người học tiếp cận ngôn ngữ một cách nhẹ nhàng, không bị áp lực về việc phải làm bài tập hay kiểm tra. Những người học phương pháp này thường có khả năng nghe nói và phản xạ tốt hơn khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
Trên thế giới hiện có 2 trường phái học ngôn ngữ chính, đó là trường phái học ngôn ngữ nghe nói theo dạng thức Audio-Lingual Method, và trường phái thứ 2 là Natural Approach(hay còn gọi là phương pháp tiếp cận Tự nhiên). Vậy 2 trường phái phương pháp này khác nhau những điểm gì, đâu là phương pháp học tốt nhất. Hãy để chúng tôi giúp bạn làm rõ hơn các thông tin trên nhé.
Natural English: Phương pháp học ngôn ngữ theo cách tiếp cận tự nhiên. Nguồn ảnh: VOCA
Thứ nhất, về Định nghĩa & Khái niệm
- Audio-Lingual Methodhay còn được gọi là phương pháp nghe nói truyền thống, phương pháp này dạy ngôn ngữ dựa trên dạng thức và cấu trúc ngôn ngữ đã được thiết kế sẵn.
- The Natural Approach là phương pháp giúp người học tiếp cận ngôn ngữ theo cách Tự nhiên, theo cách mà người học đã học ngôn ngữ 'mẹ đẻ' của họ.
Thứ 2, vai trò của việc học cấu trúc ngữ pháp
- Audio-Lingual Method coi việc học các dạng thức ngữ pháp, cấu trúc ngôn ngữ là khởi điểm đầu cho học viên.
- The Natural Approach thì ngược lại, không đề cao việc dạy ngôn ngữ bằng dạng thức ngữ pháp. Những người sáng lập cho rằng người học ngôn ngữ hoàn toàn có khả năng phân biệt và sử dụng các dạng thức ngữ pháp một cách tự nhiên thông qua giao tiếp.
Thứ 3, vai trò của việc học Từ vựng
- Audio-Lingual Method không coi trọng việc dạy Từ vựng, thay vào đó phương pháp yêu cầu người học sẽ tự rèn luyện.
- The Natural Approach thì ngược lại, xem Từ vựng là nền tảng, là khởi điểm của việc dạy và học ngôn ngữ. Trong đó từ vựng được dạy qua phương pháp TPR (tương tác vận động vật lý) nhằm giúp người học có thể ghi nhớ, hiểu nghĩa, và sử dụng từ vựng một cách dễ dàng, sinh động hơn.
Thứ 4, vai trò của việc làm Bài tập & Kiểm tra đầu ra.
- Audio-Lingual Method xem trọng việc trau dồi khả năng ngôn ngữ thông qua việc làm bài tập, sự hiệu quả của việc học được đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra đầu ra về các kĩ năng ngôn ngữ.
- The Natural Approach không yêu cầu người học phải làm bài tập hay kiểm tra đầu ra. Sự hiệu quả được đánh giá thông qua khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp người học.
Thứ 5, mức độ ảnh hưởng tới hệ thống giảng dạy ngôn ngữ trên thế giới
- Audio-Lingual Method là phương pháp dạy ngôn ngữ ra đời những năm 1904 tại Hoa Kỳ, với hơn 100 năm. Chính vì thế phương pháp này hiện rất phổ biến trên thế giới, hầu như các trường học hay tổ chức giáo dục ngôn ngữ đều ứng dụng phương pháp này vào giảng dạy.
- The Natural Approach là phương pháp học ngôn ngữ mới được 2 giáo sư ngôn ngữ học nổi tiếng: GS. Tracy Terrell & GS. Stephen Krashen sáng lập vào những năm 1977-1980. Mặc dù ra đời sau nhưng phương pháp hiện đang được xem là xu thế của việc dạy và học ngôn ngữ trên thế giới, hiện nay có hơn 50 quốc gia đã áp dụng The Natural Approach vào hệ thống giáo dục của họ.
Thứ 6, về tiến trình phát triển ngôn ngữ cho người học
- Audio-Lingual Method: Giáo viên sẽ trình bày cấu trúc ngữ pháp chính xác của một câu và người học sẽ phải lặp lại nó. Sau đó giáo viên sẽ tiếp tục bằng cách đưa ra các từ mới để người học lấy mẫu trong cùng một cấu trúc. Người học sẽ thực hành cấu trúc cụ thể cho đến khi họ có thể sử dụng nó một cách tự phát.
- The Natural Approach: Quá trình học ngôn ngữ theo phương pháp Tự nhiên trải qua 3 giai đoạn chính: Hiểu - Nói sớm - Phát biểu. Theo đó, giai đoạn đầu tiên người học sẽ được hướng đến việc 'nghe thấm' nhằm xây dựng khả năng phân biệt âm, hiểu nghĩa. Giai đoạn 2 là giai đoạn mà người học sẽ có thêm 1 hoạt động là 'trả lời lại', sự phát biểu lời nói trong giai đoạn này thường là những từ ngắn, câu ngắn. Giai đoạn 3 là giai đoạn người học có khả năng thể hiện ý kiến, diễn giải quan điểm của mình.
Thứ 7, những điểm Cộng của mỗi phương pháp
- Audio-Lingual Method chú trọng với việc học các dạng thức ngữ pháp và làm bài tập, chính vì thế những người học ngôn ngữ theo phương pháp này thường có khả năng sử dụng câu mang tính chuẩn ngữ, văn phong hàn lâm hơn, người học thường có ưu thế về điểm số khi tham gia các kỳ thi về ngôn ngữ.
- The Natural Approach: Giúp người học tiếp cận ngôn ngữ một cách nhẹ nhàng, không bị áp lực về việc phải làm bài tập hay kiểm tra. Những người học phương pháp này thường có khả năng nghe nói và phản xạ tốt hơn khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Thứ 8, những điểm Trừ
- Audio-Lingual Method: Khả năng phản xạ chậm, người học thường phải tư duy qua cấu trúc trước khi phát biểu thành lời, dẫn tới người học thường sợ sai và ái ngại khi giao tiếp.
- The Natural Approach: Về một khía cạnh nào đó, người học sẽ có ít lợi thế hơn khi tham gia vào các kỳ thi hay kiểm tra ngôn ngữ, mà tiêu biểu là kĩ năng Viết hay sử dụng ngữ pháp.
TẠI VIỆT NAM: VIỆC DẠY & HỌC NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG PHÁP NÀO?
Không có câu trả lời đúng nếu chọn 1 trong 2 phương pháp trên. Tại Việt Nam, các nhà ngôn ngữ đã xây dựng phương pháp dạy và học ngoại ngữ dựa trên sự kết hợp của cả 2 phương pháp: Audio-Lingual Method & The Natural Approach. Trong đó có thiên hướng nhiều hơn về phương pháp Audio-Lingual Method. Cụ thể là, phương pháp dạy xem trọng yếu tố Từ vựng (The Natural Approach), hướng học sinh tới việc học các cấu trúc, dạng thức Ngữ pháp (Audio-Lingual Method). Việc đánh giá hiệu quả học ngôn ngữ thông qua kết quả của các bài kiểm tra đầu ra.
Những điều bất cập:
- Các nhà ngôn ngữ tại Việt Nam xem trọng yếu tố học Từ vựng nhưng lại gặp vấn đề về phương pháp giảng dạy. Họ quá chú tâm vào việc giúp học sinh hiểu nghĩa và nhớ mặt từ vựng, nhưng lại bỏ qua việc dạy phát âm và cách sử dụng chúng trong các ngữ cảnh. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh chỉ có thể nhìn mặt chữ nhưng không thể Nói hay Nghe được trong giao tiếp.
- Việc đánh giá hiệu quả học ngôn ngữ qua kết quả của việc làm bài tập hay kiểm tra khiến học sinh cảm thấy áp lực, dễ chán nản với việc học ngôn ngữ.
- Việc xem trọng việc học cấu trúc ngữ pháp vốn dĩ chỉ giúp người học vận dụng tốt trong văn viết nhưng lại là rào cản trong văn nói.
- Hệ thống phương pháp vô tình đẩy trách nhiệm cho người giáo viên, họ (những giáo viên dạy ngôn ngữ) phải ôm đồm quá nhiều thứ từ dạy từ vựng, dạy cấu trúc ngữ pháp, hay thậm chí là dạy nghe nói.
Hệ quả là, các lớp học ngôn ngữ trở nên nhàm chán chỉ với các hoạt động chủ yếu là học thuộc từ vựng, học cấu trúc ngữ pháp, làm bài tập, kiểm tra. Trong khi đó, mục đích cuối cùng của việc học ngôn ngữ là phải giúp họ (học sinh) sử dụng được chúng vào trao đổi giao tiếp thực tế.
Natural English là phương pháp học ngôn ngữ tự nhiên, không ngữ pháp, không bài tập, và không áp lực.
LÀ NGƯỜI HỌC: BẠN NÊN CHỌN PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐỂ HỌC TIẾNG ANH?
Thật ra không có phương pháp nào là tốt nhất cả, mà chỉ có phương pháp phù hợp nhất cho bạn mà thôi. Tùy theo nhu cầu học ngôn ngữ ĐỂ LÀM GÌ bạn sẽ biết lựa chọn phương pháp học tốt nhất cho mình, hoặc pha trộn (một cách hợp lý) các phương pháp đó với nhau.
Tại VOCA, chúng tôi xây dựng các giải pháp về học ngôn ngữ tối ưu nhất cho người học.
- Về phương pháp học Từ vựng, chúng tôi có hệ thống VOCA.VN giúp bạn học từ vựng đúng cách, đúng phương pháp, và sử dụng chúng cho nhiều mục đích học khác nhau từ thi cử cho tới giao tiếp.
- Về phương pháp học Ngữ pháp, chúng tôi có hệ thống GRAMMAR.VN giúp bạn học cấu trúc ngữ pháp một cách bài bản.
- Về phương pháp Nghe Nói, chúng tôi có hệ thống NATURAL ENGLISH và cả VOCA MUSIC, rất phù hợp cho những bạn muốn cải thiện hay phát triển khả năng Nghe Nói, phản xạ thành thạo.
Mọi thông tin chi tiết liên quan đến Natural English (Học tiếng Anh theo phương pháp tiếp cận Tự nhiên) bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
VOCA.VN: HỆ THỐNG HỌC TIẾNG ANH THÔNG MINH
Website: https://natural.voca.vn
Địa chỉ: NP Tower, 252/17 đường Võ Thị Sáu, Phường 17, Quận 3, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: (012)999.058.58 - 0933.956.660
Thảo luận