Giáo viên tiếng Anh trong thời công nghệ 4.0

VOCA đăng lúc 12:39 13/11/2020

Công nghệ cho phép các thầy cô giáo thực hiện công việc dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn, cung cấp nhiều hơn các cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nó cũng mang đến sự thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải thích ứng liên tục.

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 tác động to lớn đến cuộc sống nói chung và nền Giáo dục nói riêng. Trong hoàn cảnh đó, giáo viên tiếng Anh có vai trò quyết định sự thành công của việc giáo dục ngôn ngữ. Họ có thể trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến ​​thức mới bao gồm kiến ​​thức dữ liệu, công nghệ và kiến ​​thức về con người, kỹ năng, giúp họ trở thành tác nhân thay đổi chủ chốt trong việc giải quyết và sử dụng sự công nghệ mà không làm mất đi giá trị nhân văn. 

Giáo viên tiếng Anh thời công nghệ 4.0
Giáo viên tiếng Anh thời công nghệ 4.0. Ảnh: internet

Thách thức đặt ra cho giáo viên tiếng Anh trong thời đại Cách mạng công nghiệp

Trong bối cảnh giáo dục thời 4.0, học sinh cần được cung cấp các năng lực đặc biệt liên quan đến kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, internet vạn vật và giáo dục bền vững. Do đó, giáo viên tiếng Anh buộc phải đứng trước nhiều thách thức. Những áp lực đó thúc đẩy họ chủ động điều chỉnh vai trò trong việc truyền tải ngôn ngữ, hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên tiếng Anh thời đại mới.

Ngoài ra, vai trò của một giáo viên trong quá trình học tập đó là phát triển sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh. Từ đó có thể suy ra rằng cách giáo viên định vị bản thân trong quá trình học ảnh hưởng đến công tác giáo dục. Nói cách khác, các giáo viên được thử thách khả năng chọn lọc vai trò họ thể hiện trên lớp. Hiện tại, sinh viên đang sống trong thế giới kỹ thuật số; được bao quanh bởi các tiến bộ công nghiệp và công nghệ. Những điều kiện này đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp các bài học sử dụng các sáng kiến ​​do chính công nghệ cung cấp, tức là tiến hành học tập kết hợp (blended learning) và học tập trực tuyến (online learning). Đó cũng là lúc các giáo viên được thử thách bản thân với kiến ​​thức về công nghệ thông tin. 

Công nghiệp 4.0 tạo ra những thay đổi liên tục trong các lĩnh vực rộng lớn với sự xuất hiện nhanh chóng của các thành tựu công nghệ đột phá. Do đó, việc học tập suốt đời cần được nỗ lực duy trì và chương trình giảng dạy cần được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của Giáo dục 4.0, như một phần của Cách mạng công nghiệp 4.0: đó là phát triển cả về kỹ thuật và nhận thức về trách nhiệm đạo đức. Những thách thức giờ đây đã trở thành nhiệm vụ cho những người làm giáo dục thực hiện. 

Ý nghĩa của Công nghiệp 4.0 đối với giáo viên Tiếng Anh

Năng lực giảng dạy tiếng Anh, đào tạo phát triển chuyên môn cho giáo viên… là những ý nghĩa thiết thực của thời đại Công nghiệp 4.0. Đầu tiên, về năng lực, giáo viên cần thành thạo sử dụng tiếng Anh nói và viết một cách hiệu quả để truyền tải bài học và quản lý lớp học bên cạnh việc thuần thục sử dụng các công nghệ, phương tiện giảng dạy. Thứ hai, trong giáo dục chính quy, giáo viên tiếng Anh cần xem xét chương trình giảng dạy và cân nhắc nội dung bài học để  đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiếng Anh trong kỷ nguyên 4.0. 

industry 4.0
Giáo viên tiếng Anh trong thời đại công nghệ 4.0: Thách thức - Cơ hội. Ảnh: internet

Hơn nữa, được kỳ vọng là tác nhân của sự thay đổi xã hội, giáo viên phải có khả năng phát triển các hoạt động học tập đòi hỏi học sinh thực hành nhiều, không chỉ ở trường mà còn ở ngoài xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khoa học cũng thúc đẩy các giáo viên kiên trì nâng cao tính chuyên nghiệp để bắt kịp nền giáo dục kết nối toàn cầu. Hợp tác, gặp gỡ trao đổi với các giáo viên nước ngoài, giáo viên dạy tiếng Anh chuyên nghiệp là một ví dụ. Ngoài ra, để phát triển chuyên môn, giáo viên nên liên tục nâng cấp kỹ năng của mình bằng cách tham gia các diễn đàn tiếng Anh, xây dựng động lực cho bản thân, tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp như: hội thảo, chương trình đào tạo, seminar, hội nghị và hoạt động nghiên cứu.

Mặt khác, Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lớn đến với cá nhân về các phương diện: tính cách, đạo đức, dân tộc, kết nối con người và quản lý thông tin cá nhân cũng như công cộng. Công nghệ cho phép các thầy cô giáo thực hiện công việc dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn, cung cấp nhiều hơn các cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nó cũng mang đến sự thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải thích ứng liên tục. Vẫn có một số giáo viên phản đối quy luật phát triển đó, không thể theo kịp các thay đổi, dẫn đến khoảng cách về công nghệ. Hơn nữa, các phương diện trên có thể trở thành vấn đề gây tranh cãi vì sự tiến bộ của các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo, internet, sinh học tổng hợp có thể thay thế sự tồn tại của giáo viên, thậm chí làm giảm năng lực con người. Điều này đòi hỏi các giáo viên phải duy trì và nỗ lực trong quá trình dạy và học để giúp bản thân cũng như học sinh sẵn sàng làm việc với máy móc thông minh mà không mất đi bản sắc con người. 

Cuộc cách mạng công nghiệp sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ cá nhân và tập thể với công nghệ, yêu cầu người làm giáo dục chủ động lập kế hoạch, hướng dẫn và quản lý nội dung học tập liên quan đến khả năng hợp tác và tương tác xã hội của học sinh. Thời đại kết nối cũng đòi hỏi mọi người quản lý thông tin công khai và riêng tư của họ một cách khôn ngoan. Do đó, khi ứng dụng công nghệ cho giảng dạy, giáo viên tiếng Anh phải chọn lọc trong việc chia sẻ thông tin có liên quan đến cá nhân để tránh lạm dụng dữ liệu cá nhân. 

Một hình mẫu giáo viên tiêu biểu đã đi kịp thời đại khi áp dụng các tiện ích do công nghệ mang lại để phục vụ cho công tác giáo dục chính là cô giáo Hà Ánh Phượng, người đã lọt Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do tổ chức uy tín Varkey Foundation bình chọn. Câu chuyện của cô giáo Phượng đã truyền cảm hứng cho cả thế hệ giáo viên hiện tại và tương lai có thể tin tưởng vào những lợi ích tuyệt vời của công nghệ với giáo dục mà bất cứ ai dám dấn thân tìm hiểu đều có thể làm được. 

Hà Ánh Phượng
Cô giáo Hà Ánh Phượng, người dân tộc Mường lọt Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu 2020. Ảnh: 24h.com.vn

Tóm lại, cách mạng công nghiệp 4.0 khơi dậy nhu cầu tối ưu hóa vai trò của giáo viên trong việc dạy và học tiếng Anh, vì họ chính là nhân tố quan trọng trong nền giáo dục giúp học sinh thích nghi và phát triển bền vững. Giáo viên thời nay “đóng” nhiều vai trò hơn bao giờ hết, họ có thể là người kiểm soát, giám sát, thu thông tin, người cung cấp phản hồi, người nhắc nhở và biên tập viên, người hướng dẫn, tổ chức hoặc người thiết lập nhiệm vụ, v.v. Vì vậy, phải xác định rõ vai trò nào sẽ được sử dụng trong bối cảnh cụ thể, liên quan đến các mục tiêu và hoạt động học tập được lên kế hoạch trong phạm vi giáo dục toàn cầu, để tận dụng và phát huy những thách thức và ý nghĩa của công nghệ đối với giáo dục. 

Bài viết có nội dung tham khảo nghiên cứu “Being an English teacher in Industrial Revolution 4.0: An overview about roles, challenges, and implications” của L. Angelianawati, đại học Universitas Kristen Indonesia.

Từ khóa tìm kiếm: ha anh phuong, giao vien tieng anh 4.0

Thảo luận