Tất tần tật cấu trúc Want trong tiếng Anh
“All I want is the truth. – Em chỉ muốn biết được sự thật mà thôi.” VOCA tin rằng chắc hẳn ai ai cũng biết được ý nghĩa chính của động từ chính “want” trong câu trên đúng không nào?
WANT được liệt kê là một trong những động từ có tần suất sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh với ý nghĩa đơn giản và rõ ràng. Tuy nhiên, ý nghĩa của Want có thật sự đơn giản chỉ là “mong muốn" như đa số các bạn học tiếng Anh đều biết và sử dụng? Hãy cùng VOCA tìm hiểu bạn nhé!
I. Ý nghĩa
WANT /wɒnt/ trong tiếng Anh có thể sử dụng như một danh từ cũng như một động từ với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
1. Want khi là một danh từ
- She spent her life pandering to the wants of her children. (Bà đã dành cả cuộc đời của mình để chiều theo ý muốn của các con.)
- There is a want of adequate medical facilities. (Cần có đầy đủ cơ sở y tế.)
- Thousands of children are living in want. (Hàng nghìn trẻ em đang phải sống trong cảnh nghèo khó.)
- Visitors to the slums were clearly shocked to see so many families living in want. (Du khách đến tham quan các khu nhà ổ chuột hoàn toàn bị sốc khi chứng kiến rất nhiều gia đình đang sống trong tình trạng nghèo khó.)
2. Want khi là một động từ
Động từ Want có ý nghĩa là “muốn”. Động từ Want được sử dụng thường xuyên với mục đích diễn tả việc mong muốn điều gì, nhu cầu hay đưa ra lời khuyên nào đó.
- What do you want for dinner tonight? (wish or desire) - Tối nay con muốn ăn gì nào? (Thể hiện mong muốn)
- The kitchen wants painting. (needs) - Nhà bếp cần phải được sơn sửa lại. (Thể hiện nhu cầu)
- You want to get your tickets soon before they’re all sold out. (I advise you to) - Cậu nên lấy vé sớm trước khi hết vé. (Thể hiện lời khuyên)
II. Cấu trúc và cách sử dụng
1. Cấu trúc 1 – Mong muốn
Khi động từ Want được sử dụng để thể hiện mong ước hay ước muốn thực hiện hành động nào đó của người nói.
Trong trường hợp trên, want được sử dụng với mệnh đề bổ ngữ (complement) – mệnh đề bổ sung hoàn thiện ý nghĩa cho toàn bộ câu văn.
Mệnh đề bổ ngữ trong câu có thể danh từ hay cụm danh từ với vai trò tân ngữ (object), động từ nguyên mẫu có _to (V_to) hay tân ngữ kết hợp cùng động từ nguyên mẫu có _to.
(Ai đó muốn gì đó)
- Do you want a drink? (noun object) - Anh có muốn uống gì đó không? (A drink đóng vai trò danh từ tân ngữ)
- She said I could have her old bike, but I don’t want it. (pronoun object) - Cô ấy nói rằng mình có thể lấy chiếc xe đạp cũ của cô ấy, nhưng mình không muốn. (It đóng vai trò đại từ tân ngữ)
(Ai đó muốn (ai) thực hiện hành động nào đó)
- This is a new kind of fruit juice I got. Do you want to try it? (to-infinitive) - Đây là loại nước trái cây tớ mới nhận được. Cậu có muốn uống thử không?
- The teacher wants her to do the exams again next year. (object + to-infinitive) - Cô giáo muốn cô ấy thi lại vào năm sau.
Trong mệnh đề rút gọn hay câu trả lời ngắn, chúng ta có thể sử dụng cụm từ “want to” mà không cần đề cập đến động từ.
- Is Elsa going to France with you? - No. She doesn’t want to. (Elsa sẽ đi Pháp cùng với cậu à? - Không. Cô ấy không muốn đi.)
- He wanted to leave school at sixteen, but his parents didn’t want him to. (Cậu ấy muốn nghỉ học khi 16 tuổi, nhưng bố mẹ cậu không đồng ý.)
Ta không sử dụng động từ Want với mệnh đề That.
- I want you to tidy your room before the visitors come. -
I want that you tidy your room before the visitors come. (Mẹ muốn con dọn dẹp phòng thật gọn gàng trước khi khách đến.)
2. Cấu trúc 2 – Nhu cầu
Chúng ta sử dụng động từ Want kết hợp với dạng động từ hình thức tiếp diễn để thể hiện sự cần thiết hay phải thực hiện một hành động nào đó.
Cách sử dụng này được sử dụng gián tiếp và thể hiện tính chất thân mật.
- Your hair wants cutting. - Con cần phải đi cắt tóc rồi đó.
- That cupboard wants clearing out. - Mình phải dọn dẹp cái tủ đó thật sạch rồi.
Trong những tình huống thân mật, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc trên với ý nghĩa tương tự như cấu trúc hoàn thành thực hiện sự việc hay hành động nào đó - “want to have something done.”
- Have you got any shirts you want washing? (which you want to have washed) - Con có cái áo sơ mi nào cần giặt không?
3. Cấu trúc 3 – Lời khuyên
Trong những tình huống giao tiếp thông dụng và thân mật, chúng ta có thể sử dụng động từ Want kết hợp cùng động từ nguyên mẫu có _to để đưa ra lời khuyên, lời đề nghị hay cảnh báo.
Cấu trúc trên thường được sử dụng trong cấu trúc thì hiện tại đơn. Tuy nhiên, đôi khi ta có thể sử dụng với thì tương lai đơn với will hay ‘ll (dạng thức rút gọn của will).
- If possible, you want to avoid alcohol. (Nếu được thì cậu nên hạn chế bia rượu đi.)
- He wants to be more careful. (Anh ấy nên cẩn thận hơn.)
III. Lưu ý khi sử dụng
1. Cấu trúc Want trong hình thức tiếp diễn
Hầu hết các cách sử dụng động từ Want trong câu đều sử dụng các cấu trúc đơn của động từ (want, wants, wanted).
Tuy nhiên, khi sử dụng động từ Want để thể hiện mong muốn hay ước muốn nào đó, ta có thể sử dụng cấu trúc động từ tiếp diễn của động từ (is wanting, was wanting, will be wanting).
- I was wanting to ask you something. Are you free right now? (Anh có điều muốn hỏi em. Giờ em có chút thời gian không?)
- We’re wanting to buy a new TV, but we’re not sure what to get. (Chúng tôi muốn mua một cái TV mới, nhưng không biết mua loại nào.)
- We’d been wanting to go to New Zealand for years, so his sixtieth birthday was a good excuse. (Trong nhiều năm nay chúng tôi luôn muốn được đặt chân đến New Zealand, vì vậy sinh nhật lần thứ sáu mươi của anh ấy là một cái cớ chính đáng.)
- Now that she’s a teenager, she’s wanting expensive things, you know, computers, clothes, sports stuff. (Bây giờ cô ấy đã là một thiếu nữa rồi, cô ấy muốn những thứ đắt tiền, cậu biết đấy, như máy tính, quần áo, đồ thể thao.)
2. Cấu trúc Want với "wh-question"
Chúng ta có thể sử dụng từ để hỏi (what, when, whenever, wherever, whoever) trước động từ Want.
Trong những trường hợp trên, chúng ta không cần thiết sử dụng động từ chính sau động từ Want.
- I can do whatever I want. (Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi thích.)
- I want people to know what I've done. (Tôi muốn mọi người đều biết tôi đã làm được những gì.)
- You don’t have to stay for the whole lecture. You can leave whenever you want. (Em không cần phải ngồi lại trong suốt bài giảng đâu. Em có thể đi bất cứ khi nào em muốn.)
3. Cấu trúc Want với “if”
Trong cấu trúc If với động từ Want, chúng ta không cần sử dụng TO sau động từ Want.
- She can park her car at our house, if she wants. (Cô ấy có thể đậu xe ở nhà của tôi nếu cô ấy muốn.)
Tuy nhiên, chúng ta sử dụng TO sau Want với mệnh đề phủ định của IF.
- He doesn’t have to stay the night if he doesn’t want to. (Anh ấy không cần phải ở lại qua đêm nếu anh ấy không muốn.)
Cấu trúc Want không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, đúng không nào? Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn, thì việc tìm hiểu và nắm vững tất tần tật những cấu trúc và ý nghĩa của Want không quá khó, bạn nhỉ?
VOCA tin rằng các bạn đều có thể sử dụng nhuần nhuyễn cấu trúc Want trong giao tiếp và học thuật để có thể tự tin và “tỏa sáng” hơn nữa.
You can do it! Fighting!
Rất vui được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục Anh ngữ!
From VOCA Team with heart,
VOCA Content Team
Thảo luận