"Học tiếng Anh bắt đầu từ đâu?"
Khi học một ngoại ngữ thì câu hỏi đầu tiên của người học thường đặt ra là "Muốn học thì phải bắt đầu học từ đâu, và học như thế nào?". Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản vậy thôi nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, nếu định nghĩa và trả lời sai thì có thể bạn học sẽ bị kéo dài thời gian học ngoại ngữ lâu hơn mà chưa hẳn có được kết quả học tốt.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về các định hướng khoa học để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách để tiếp cận một ngoại ngữ và từ đó bạn có thể suy luận ra được cách để học tiếng Anh đúng. Trong suốt 9 năm (từ 2013) nghiên cứu và xây dựng các phương pháp luận để áp dụng trên nền tảng tiếng Anh thông minh VOCA.VN, chúng tôi (đội ngũ phát triển VOCA) tin rằng những kiến thức chia sẻ trong bài viết này sẽ rất giá trị cho mỗi người khi quyết định theo đuổi một ngoại ngữ bất kỳ.
Để trả lời câu hỏi ở trên thì bạn cần có được sự hiểu biết về việc ngôn ngữ được cấu tạo và hình thành như thế nào. Dù bạn đang theo học tiếng Anh theo phương pháp Tự nhiên, phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại hay bất cứ phương pháp nào đi nữa thì đều phải tuân theo mô hình sau:
Các giáo sư ngôn ngữ học nổi tiếng hay các tổ chức đào tạo ngôn ngữ (dành chung cho tất cả ngôn ngữ chứ không riêng mỗi tiếng Anh) đều dựa trên mô hình này để phục vụ cho việc nghiên cứu, phát minh, giảng dạy.
Vậy ngôn ngữ được hình thành như thế nào?
Không chỉ riêng tiếng Anh, quá trình học bất kỳ một ngoại ngữ nào cũng đều được phát triển dựa trên mục tiêu: Khả năng xử lý đầu vào (input) và đầu ra (Output).
Trong đó:
- Khả năng xử lý đầu vào Input là khả năng tiếp nhận âm thanh, hình ảnh, ký tự từ bên ngoài, tương ứng với kỹ năng Nghe (Listening) và Đọc (Reading).
- Khả năng xử lý đầu ra Output là khả năng kiến tạo và thể hiện lời nói hoặc bài viết ra bên ngoài, tương ứng với hai kỹ năng Nói (Speaking) và Viết (Writing).
Mỗi kỹ năng lại được hình thành bởi 3 yếu tố cốt lõi: Vocabulary (từ vựng) - Grammar (ngữ pháp) - Pronunciation (phát âm). Chúng được gọi chung là Kiến thức nền.
Đầu tiên chuỗi âm thanh, ký tự Input – Đầu vào được ta tiếp nhận qua quá trình Nghe/ Đọc sẽ phải lược qua 3 chiếc phễu lớn mang tên Vốn từ vựng – Vốn ngữ pháp – Tư duy phát âm để biến Input thành những mẩu thông tin có nghĩa. Sau đó, những mẩu thông tin này sẽ đi qua chiếc phễu nhỏ mang tên kỹ năng (bao gồm kỹ năng NGHE và kỹ năng ĐỌC) để sắp xếp chúng thành những thông tin hoàn chỉnh một cách dễ dàng và lưu trữ vào đầu chúng ta.
Tiếp đến, những ý tưởng trong đầu ta sẽ phải sẽ phải lược qua 3 chiếc phễu lớn mang tên Vốn từ vựng – Vốn ngữ pháp – Tư duy phát âm để biến chúng thành những mẩu thông tin có nghĩa. Sau đó, những mẩu thông tin này lại sẽ đi qua chiếc phễu nhỏ mang tên kỹ năng (bao gồm kỹ năng NÓI và kỹ năng VIẾT) để sắp xếp chúng thành những thông tin hoàn chỉnh một cách dễ dàng và đưa ra thành phẩm cuối cùng là Output – Đầu ra.
3 chiếc phễu lớn kia được gọi là kiến thức nền tảng và chính là điều kiện cần trong cả hai quá trình tiếp nhận Input và sản xuất Output. Còn chiếc phễu nhỏ mang tên kỹ năng kia là điều kiện đủ để giúp hai quá trình ấy diễn ra dễ dàng hơn. Không có kỹ năng, hai quá trình kia dù sẽ gặp khó khăn vẫn có thể đạt được kết quả. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức nền tảng thì mọi kỹ năng kia sẽ trở thành vô dụng.
Nói cách khác thì “Muốn có ra thì phải có vào”. Nhiều người học thường phạm phải sai lầm khi chỉ tập trung vào Output, đồng nghĩa với việc chỉ học kỹ năng Nói/ Viết, hoặc ngay lập tức học kỹ năng và bỏ qua phần kiến thức nền tảng. Nhưng cách học ấy sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất căn bản và hổng kiến thức sau một thời gian học, cũng như gây khó khăn và nản chí cho chính bản thân người học. Sai lầm ở đây chính là do người học quên mất mình rằng chỉ khi có đủ “nguyên liệu” thì quá trình sản xuất mới có thể diễn ra. Từ đó, ta có thể nhận ra ba nguyên tắc căn bản trong quá trình học ngôn ngữ:
- Học kiến thức Nền tảng trước, rèn luyện Kỹ năng sau.
- Hoàn thiện Nghe – Đọc trước, rèn luyện Nói – Viết sau.
- Học và phát triển đồng đều 4 kỹ năng.
Theo giáo sư Stephen Krashen, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nổi tiếng tại Hoa Kỳ, vốn kiến thức và kỹ năng đầu vào chính là yếu tố quyết định trong quá trình học ngôn ngữ. Đồng thời tất cả những phương pháp học khác dù là phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại,… đều dựa trên nguyên tắc Đầu vào – đầu ra này.
Vậy ta nên tiếp cận tiếng Anh như thế nào?
Các bạn hãy hình dung, việc học tiếng Anh cũng như xây một ngôi nhà vậy:
Bạn phải hiểu rằng 4 khả năng Nghe – Nói – Đọc – Viết tương tự như 4 bức tường của một ngôi nhà, mỗi khả năng đều hỗ trợ và liên kết với nhau nhưng đều phải xây nên từ những viên gạch nhỏ. Nếu viên gạch của bạn méo mó hoặc không đủ số lượng thì việc xây tường cũng sẽ vô cùng khó khăn. Những viên gạch ấy đại diện cho 3 kiến thức nền tảng: Từ vựng – Ngữ pháp – Phát âm.
Nhiều người có thói quen tiếp cận các kỹ năng ngay khi vừa bắt đầu học tiếng Anh trong khi chưa nắm vững được phần kiến thức nền. Khi ấy, ngôi nhà kiến thức của bạn cũng chỉ được dựng nên qua loa từ rất nhiều khoảng trống “chưa biết” vì bạn đang phải vật lộn vừa tìm gạch, vừa phải đắp tường. Khi ấy, kết quả đạt được sẽ không khả quan, dẫn đến việc dễ khiến ta nản chí trong quá trình học tập.
Bức tường đã thành hình nhưng thế vẫn chưa đủ. Ta cần một lớp vữa giúp kết dính những viên gạch kia để tạo nên một bức tường chắc chắn và hoàn chỉnh.
Lớp vữa ấy đại diện cho 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Kỹ năng giúp liên kết các kiến thức nền tảng để hình thành và củng cố khả năng tư duy ngôn ngữ của chúng ta. Có kỹ năng, việc vận dụng kiến thức nền để Nghe – Nói – Đọc – Viết sẽ dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn. Cũng như lớp vữa kia được quét giữa từng lớp gạch, kỹ năng cũng nên được rèn luyện xen lẫn trong quá trình học kiến thức nền tảng thông qua những dạng bài tập ứng dụng.
Vậy mỗi “bức tường” được xây nên từ những yếu tố nào?
Trước khi xây một bức tường, ta phải tìm hiểu xem mình cần dùng những loại gạch gì để khi xây lên, bức tường được vững chắc nhất. Tương tự như thế, trước khi tiến hành rèn luyện bốn kỹ năng, ta cần nắm rõ những yếu tố cần thiết cấu thành nên kỹ năng ấy, từ đó xác định được lộ trình và định hướng kế hoạch học tập một cách hiệu quả nhất.
Trước khi rèn luyện kỹ năng NGHE, ta cần ba yếu tố chính theo thứ tự:
1. Vốn từ vựng: Có từ vựng, bạn mới có thể nhận diện và biến một chuỗi âm thanh thành những từ có nghĩa.
2. Phát âm chuẩn: Chỉ khi bạn phát âm đúng từ, bạn mới có thể liên kết phiên âm với từ chính xác của nó, từ đó nhận diện âm thanh chính xác và dễ dàng.
3. Ngữ pháp căn bản: Tuy không phải là một yếu tố chính nhưng chỉ khi nắm vững ngữ pháp, bạn mới có thể nhận diện và hiểu được những cấu trúc phức tạp hoặc dụng ý trong câu nói, từ đó hiểu rõ ràng nội dung mình vừa nghe.
Trước khi rèn luyện kỹ năng NÓI, ta cần ba yếu tố chính theo thứ tự:
1. Vốn từ vựng: Có từ vựng, bạn mới có thể biến những suy nghĩ trong đầu thành một câu nói có nghĩa.
2. Phát âm chuẩn: Phát âm chuẩn chính là yếu tố giúp bạn truyền tải thông tin một cách chính xác và dễ hiểu. Đây cũng chính là “yếu tố đủ” để hoàn thiện nên kỹ năng nói của bạn.
3. Ngữ pháp căn bản: Tuy không quan trọng bằng hai kỹ năng trên nhưng bạn cần ngữ pháp để giúp bạn trình bày suy nghĩ mình một cách chính xác, mạch lạc và đa dạng hơn.
Trước khi rèn luyện kỹ năng ĐỌC, ta cần hai yếu tố chính theo thứ tự:
1. Vốn từ vựng: Có từ vựng, bạn mới có thể hiểu và biến một chuỗi ký tự thành những từ có nghĩa.
2. Ngữ pháp căn bản: Tuy từ vựng có thể giúp bạn đoán được nội dung nhưng chỉ khi có ngữ pháp, bạn mới có thể hiểu được nội dung chính xác cũng như mục đích, dụng ý và nghệ thuật trong từng câu văn.
Trước khi rèn luyện kỹ năng VIẾT, ta cần hai yếu tố chính:
1. Vốn từ vựng: Có từ vựng, bạn mới có thể biến những suy nghĩ trong đầu thành những câu văn có nghĩa.
2. Ngữ pháp: Có ngữ pháp, bạn mới có thể hiểu được mục đích, cách sử dụng và nghệ thuật của từng cấu trúc để từ đó áp dụng nhằm truyền tải ý tưởng của mình một cách chính xác và đa dạng.
Đối với kỹ năng viết, từ vựng và ngữ pháp là hai yếu tố đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và không phân chính phụ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên xây dựng cho mình một vốn từ vựng cơ bản trước khi bắt đầu học ngữ pháp để quá trình học hiệu quả và dễ dàng hơn.
Bây giờ chúng ta trở về với câu hỏi:
“Học tiếng Anh: bắt đầu từ đâu?”
Dựa trên nền tảng và lập luận ngôn ngữ vững chắc, đội ngũ VOCA đã biên soạn nên quyển sách "The Mastery Of English Skills" (Bí quyết để thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh). Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên thì quyển sách này có thể giúp bạn.
Bạn có thể tải sách về Tại đây
Nếu bạn đang có những khúc mắc về việc nên bắt đầu học tiếng Anh từ đâu và nên học như thế nào cho hiệu quả thì truy cập vào website của VOCA tại: https://www.voca.vn để biết câu trả lời cũng như trải nghiệm phương pháp học tiếng Anh hoàn toàn mới với VOCA bạn nhé.
Rất vui được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục Anh ngữ!
Trân trọng,
Đội ngũ phát triển VOCA